Bảo hiểm tài sản là gì, nguyên tắc bồi thường, phân loại, các mức phí

Cuộc sống luôn luôn biến động không ngừng nghỉ khiến con người ta thường xuyên nảy sinh lo lắng về nhiều thứ về sức khỏe, tài sản. Bởi vậy, bảo hiểm tài sản ra đời nhằm đập tan nỗi lo ấy giúp khách hàng chủ động hơn trong vấn đề tài chính, tiết kiệm tối đa chi phí khi có trường hợp phát sinh xảy ra.
Bạn có thể liên hệ nhanh qua hotline PTI Bưu điện bằng số điện thoại 088-880-8384 [Báo giá/Tư vấn].
Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn qua số điện thoại này

 

1. Bảo hiểm tài sản là gì?

Cũng như loại hình bảo hiểm sức khỏe hữu ích hay bảo hiểm tai nạn và viện phí thông dụng, bảo hiểm tài sản là loại hợp đồng bảo hiểm nhằm đền bù cho chủ sở hữu những thiệt hại nằm trong phạm vi gói bảo hiểm cho phép.

Đây là sự bồi thường tổn thất về mặt tài chính cho chủ nhân ngôi nhà hay người thuê công trình, nội thất bên trong nó khi gặp vấn đề hư hỏng hoặc trộm cắp nhằm khắc phục thiệt hại. Những nguy cơ mà bảo hiểm chi trả bao gồm cháy nổ, khói, do thiên tai, trộm cắp và một số lý do khác. Ngoài ra, dịch vụ này còn chịu trách nhiệm kiện tụng khi một người nào đó ngoài chủ sở hữu, người thuê tài sản bị thương khi đang dùng tài sản.

2. Đối tượng bảo hiểm

2.1. Nhà cửa, công trình kiến trúc

Gói bảo hiểm nhà và chung cư nhiều lợi ích tuyệt vời áp dụng cụ thể cho các đối tượng tham gia bảo hiểm là chủ nhân của giá trị bất động sản bao gồm nhà cửa, chung cư có đầy đủ các loại giấy tờ chứng nhận. Không những thế, các loại động sản không bao gồm tiền, séc, tín phiếu, tài liệu, sổ sách, vàng bạc, kim loại quý, đồ trang sức, gia bảo, vật nuôi,… trừ khi những tài sản này được công ty bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản rõ ràng.

2.2. Trang thiết bị, máy móc

Tùy thuộc vào từng quy định của từng hãng bảo hiểm mà các loại trang thiết bị, máy móc bị tổn thất do hư hỏng, mất trộm, cháy nổ được chi trả một số tiền thỏa đáng nhằm hỗ trợ bên mua bảo hiểm khắc phục thiệt hại. Sau khi giám định thực tế, bạn có thể tự do lựa chọn các phương án bồi thường đã ghi chú cụ thể trong hợp đồng như sửa chữa thiết bị hư hỏng, thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường tùy vào mức độ tổn thất.

2.3. Hàng hóa vật tư

Nhiều xí nghiệp, công ty, cửa hàng tiện lợi mua các loại bảo hiểm thiết thực trên thị trường với mục đích đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân trước những sự cố phát sinh như cháy nổ, mất cắp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên vật liệu, thành phẩm, vật tư sẽ được bảo vệ an toàn, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa nếu đăng ký bảo hiểm tài sản càng sớm càng tốt.

2.4. Tài sản khác

Ngoài những tài sản trên, công ty bảo hiểm còn hỗ trợ bồi thường thiệt hại cho một số loại tài sản khác được quy định rõ trên hợp đồng bảo hiểm có sự chấp thuận, đồng nhất ý kiến của cả bên bán lẫn bên mua.

3. Phạm vi bảo hiểm

Không phải bất cứ tổn thất nào cũng đều được công ty bảo hiểm chi trả, bồi thường một số tiền nhất định mà còn phải tùy thuộc vào phạm vi bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và một số giấy tờ có liên quan. Thiệt hại tài sản do hiện tượng cháy nổ, sét đánh trực tiếp, đình công, tổn hại do hành động ác ý, động đất, lũ lụt, mưa bão, nước tràn từ bể chứa nước, hư hỏng do va chạm xe cộ hay súc vật.

4. Quyền lợi của bảo hiểm tài sản

Đặc trưng của bảo hiểm tài sản so với các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm khác nên nhắc đến chính là quyền lợi về bảo hiểm bên mua có thể sở hữu. Là sự ký kết giữa bên bán (công ty bảo hiểm) và bên mua (khách hàng) nên công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho bên mua khi xảy ra sự cố đối với tài sản đang tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, bên mua cũng cần phải tuân thủ đóng phí đầy đủ, đúng hạn. Có như vậy thì công ty bảo hiểm mới đền bù tổn thất, rủi ro đối với bảo hiểm tài sản đúng quy định theo các trường hợp đã được quy định rõ trong phạm vi bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm.

5. Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản

5.1. Căn cứ bồi thường

Việc bồi thường cho người tham gia bảo hiểm tài sản sẽ căn cứ vào hai yếu tố chính là kết luận nguyên nhân và mức độ thiệt hại do giám sát viên kiểm định, từ đó xác định sự kiện bảo hiểm có nằm trong điều khoản ký kết trong hợp đồng hay không. Nếu như chúng thuộc điều khoản thì cần tuân thủ Điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên mua.

Nội dung đầu tiên đó là số tiền bồi thường tùy vào giá thị trường tài sản tại thời điểm xảy ra sự cố, mức độ thiệt hại, trừ các trường hợp không có trong thỏa thuận.

Tiếp theo đó là số tiền bồi thường không vượt quá với phí bảo hiểm tài sản bạn đóng, tùy vào việc có yêu cầu phát sinh khác trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm cũng phải chi trả cho người nhận những chi phí khắc phục, hạn chế tổn thất, đề phòng thiệt hại tối đa theo chỉ dẫn.

5.2. Hình thức bồi thường

Áp dụng theo nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản, hình thức bồi thường có thể xảy ra 3 trường hợp cụ thể. Nếu như đã có sự đồng nhất ý kiến về hình thức bồi thường: sửa chữa tài sản thiệt hại, thay thế tài sản bằng tài sản khác và trả tiền bồi thường. Nếu không thỏa thuận được giữa bên mua và bên bán thì trả tiền bồi thường. Trong trường hợp áp dụng việc bồi thường theo các quy định điểm b, điểm c khoản 1 của Luật kinh doanh bảo hiểm thì công ty bảo hiểm được phép thu hồi tài sản đã bị thiệt hại ngay sau khi đã bồi thường hoàn thành theo giá thị trường.

5.3. Giám định tổn thất

Giám định tổn thất sau sự kiện bảo hiểm sẽ xác định được nguyên nhân, mức độ tổn thất, từ đó đề xuất phương án bồi thường và số tiền chi trả hợp lý. Nếu như bên bán và bên mua bảo hiểm không thống nhất ý kiến thì có thể thực hiện việc trưng cầu thông qua giám định viên độc lập. Nếu vẫn không thể giải quyết được vấn đề bồi thường thì một trong hai bên được phép yêu cầu tòa án tại nơi cư trú hay nơi xảy ra tổn thất chỉ định thay thế giám định viên khác. Lưu ý, kết luận giám định của giám định viên sau cùng này sẽ là điều bắt buộc hai bên cần tuân thủ.

5.4. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi thường

Nếu như tài sản bị thất thoát do người thứ 3 có lỗi thì người được bảo hiểm cũng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả, sau đó người được bảo hiểm sẽ chuyển quyền yêu cầu đến người thứ 3 phải bồi hoàn lại khoản tiền đã nhận từ phía công ty bảo hiểm.

Nếu người hưởng lợi bảo hiểm không nhận chuyển quyền cho công ty hoặc không bảo lưu thì công ty được quyền khấu trừ số tiền đã bồi thường tùy thuộc vào mức độ lỗi sự kiện.

Công ty bảo hiểm không được phép yêu cầu người thân người hưởng bảo hiểm bồi hoàn lại khoản tiền công ty đã bồi thường cho sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp cố ý gây tổn thất.

6. Các loại bảo hiểm tài sản

6.1. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Trong số 25 loại bảo hiểm phổ biến hiện nay, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại hợp đồng bảo hiểm đáp ứng được yêu cầu thiết thực nhất cho cá nhân, tổ chức nộp bảo hiểm và thực hiện đúng theo yêu cầu pháp lý theo Nghị định số 130 của Chính phủ, Thông tư số 220 của Bộ Tài Chính.

Đối tượng bảo hiểm tài sản nhà cửa, công trình kiến trúc, không bao gồm nền móng, giá trị đất đai, thiết bị máy móc, hàng hóa lưu kho và các tài sản khác.

Phạm vi bảo hiểm bao gồm các tổn thất vật chất, tài sản được quy định rõ trong hợp đồng đã thỏa thuận trước, thiệt hại do nguyên nhân cháy nổ không lường trước.

6.2. Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Trong nhiều trường hợp, tài sản không hẳn là do cháy thông thường mà với bảo hiểm này, chủ doanh nghiệp sẽ còn được đảm bảo khắc phục bồi thường mất mát tài sản bởi những rủi ro đặc biệt khác.

Đối tượng tham gia bảo hiểm tài sản này bao gồm: tài sản, vật tư, kho hàng, nguyên vật liệu, trụ sở, nhà cửa của các xí nghiệp, trung tâm thương mại, khách sạn, các văn phòng dịch vụ thương mại.

Phạm vi bảo hiểm gồm có do các rủi ro cháy nổ, máy bay rơi, đình công, hành động ác ý, động đất, giông bão, lũ lụt, thiệt hại do nước tràn ra bể chứa, đường ống dẫn nước bị vỡ, đâm vào xe cơ giới hay động vật.

6.3. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Đây là giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm hạn chế tối đa các rủi ro khi công việc kinh doanh, sản xuất bị ngưng trệ do thiệt hại tài sản hoặc một số tài sản đang được hưởng bảo hiểm. Với loại hình bảo hiểm này, chủ doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục tồn tại, vực dậy thành công sau thất bại.

Đối tượng bảo hiểm tài sản phục vụ cho những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang bị ngưng trệ, gián đoạn do lợi nhuận mất đi.

Phạm vi bảo hiểm quy định người được bảo hiểm vẫn phải tiếp tục chi trả trong khi hoạt động kinh doanh gặp vấn đề trục trặc hoặc bị ảnh hưởng bởi sự cố tổn thất tài sản. Lợi nhuận và chi phí cố định sẽ được xem là nền tảng cụ thể xác định số tiền bảo hiểm.

6.4. Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng

Nhằm giảm thiểu một cách tối đa tổn thất kinh tế cho văn phòng làm việc của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng áp dụng cho các đối tượng là tòa nhà, tài sản văn phòng và một số tài sản cố định. Các đối tượng này phải được đặt trong phạm vi lãnh thổ, được bảo hiểm nếu xảy ra sự cố, tổn thất bất ngờ, chi phí sửa chữa cũng như một số chi phí theo đúng thủ tục.

6.5. Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân

Giá trị bồi thường bảo hiểm tài sản cố định, kiến trúc, tài sản bên trong nhà được lắp đặt cố định hoặc không cố định tương đương với giá trị tổn thất, rủi ro bất ngờ do nguyên nhân cháy nổ, sét đánh, lũ lụt hay tiền thuê nhà thất thu.

6.6. Các loại bảo hiểm khác

Ngoài các loại bảo hiểm tài sản phổ biến trên đây thì các bạn cũng có thể tham khảo các gói bảo hiểm hữu ích như sau:

– Bảo hiểm trộm cắp

– Bảo hiểm lòng trung thành

– Bảo hiểm tiền

– Bảo hiểm nhà chung cư

Hy vọng với những thông tin chi tiết về bảo hiểm tài sản bao gồm khái niệm, các loại, mức bồi thường ra sao, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn và có kinh nghiệm trong lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng.

Theo Adayroi

Giới thiệu Bảo Hiểm PTI Online

Bảo hiểm PTI

PTI cam kết mang lại giá trị tốt đẹp hơn để đóng góp cho xã hội, lấy khách hàng là trung tâm; phát triển bền vững là đích đến; “sáng tạo – hợp tác – chia sẻ - khác biệt” là giá trị cốt lõi.

Địa chỉ: Lầu 7-9 Tòa nhà Loyal, 151-151 Bis TP., Võ Thị Sáu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 088-880-8384